Bối cảnh Qatar 4–0 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Cúp bóng đá châu Á 2019)

Giải đấu năm 2019 đánh dấu lần tham dự thứ 10 của cả Qatar lẫn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trong khi UAE tự động đủ điều kiện tham dự với tư cách chủ nhà, Qatar trở thành quốc gia đầu tiên vượt qua vòng loại cho giải đấu vào tháng 11 năm 2015. Là hai đội vượt qua vòng loại sớm nhất, song cả hai đội đều đã không thành công trong việc giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, khiến họ phải thay thế các huấn luyện viên của mình. UAE đã bổ nhiệm nhà vô địch Cúp bóng đá châu Á 2011 Alberto Zaccheroni, trong khi Qatar lựa chọn Félix Sánchez Bas, cựu huấn luyện viên đội trẻ của FC Barcelona và là kiến trúc sư trong hành trình chinh phục thành công chức vô địch U-19 châu Á năm 2014 của quốc gia này.[4][5]

Sân vận động Mohammed bin Zayed đã tổ chức trận đấu.

Vào năm 2017, cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar nổ ra với việc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cùng với Bahrain, Ai Cập và Ả Rập Xê Út cắt đứt quan hệ với Qatar với cáo buộc tài trợ khủng bố và chính sách ngoại giao độc lập của nước này, phong tỏa không phận và không gian đối với Qatar và cấm người dân Qatar nhập cảnh vào những quốc gia này.[6] Sự rạn nứt càng được củng cố bởi 13 yêu cầu từ các quốc gia phong tỏa, hầu hết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đưa ra, với các cáo buộc tương tự.[7] Qatar đã bác bỏ các yêu cầu và sự phong tỏa vẫn tiếp diễn. Căng thẳng sau đó đóng vai trò là chất xúc tác cho sự thù địch giữa hai quốc gia, thậm chí còn mở rộng sang cả bóng đá. Tại Giải vô địch U-19 châu Á 2018, đội trưởng của UAE thống nhất đã từ chối bắt tay với đối thủ đến từ Qatar.[8] Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã thắng 2–1 rong trận đấu này, tuy nhiên họ đã sớm bị loại khỏi vòng bảng còn Qatar sau đó đã phục sinh để giành lấy tấm vé tham dự Giải vô địch U-20 thế giới 2019.

Quá trình tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2019 cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các thành viên người Qatar trong ban tổ chức, đặc biệt là phó chủ tịch AFC Saoud al-Mohannadi, cũng bị chính quyền UAE cấm cản.[9][10] Mặc dù chính phủ UAE sau đó đã thông báo họ sẽ cho phép công dân Qatar nhập cảnh tạm thời vào nước này trong khi chờ sự chấp thuận của chính quyền Các Tiểu vương quốc, người Qatar vẫn bị cấm nhập cảnh vào nước này trong suốt giải đấu.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Qatar 4–0 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Cúp bóng đá châu Á 2019) https://www.the-afc.com/competitions/afc-asian-cup... https://www.the-afc.com/media/afc-dec-issues-usd-1... https://web.archive.org/web/20210602215512/https:/... https://web.archive.org/web/20200811213645/http://... https://edition.cnn.com/2019/01/29/football/uae-qa... https://www.thenational.ae/sport/football/asian-cu... https://www.thenational.ae/sport/football/omar-abd... https://www.thenational.ae/sport/football/uae-lodg... https://www.aljazeera.com/news/2019/01/qatar-thras... https://www.aljazeera.com/news/2019/02/media-block...